Cách Việt Nam không quá xa, Nhật Bản có lẽ là miền đất hứa mà nhiều người Việt trẻ từng nghĩ đến khi mong muốn trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn khác. Đó là xứ sở mà nghe tên, người ta nghĩ ngay đến nhịp sống năng động, chất lượng an sinh xã hội tốt, cảnh sắc tuyệt đẹp và đặc biệt, mức thu nhập cao.
Suy nghĩ này đúng nhưng trên thực tế, để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp như vậy tại Nhật Bản thì không hề dễ dàng. Bỏ qua yếu tố thi tuyển khắt khe, khi sang Nhật Bản, bạn sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ sốc văn hóa, chi trả phí sinh hoạt cao, rào cản ngôn ngữ…
Sang Nhật làm việc khi chưa đủ am hiểu văn hóa và yêu cầu kỹ năng công việc, có lẽ là một quyết định mạo hiểm, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Đôi khi, bạn sẽ thấy thất vọng vì “giấc mơ Nhật Bản” không như bạn nghĩ.
Chị Trương Ngọc Thủy (SN 1987, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Nhật Bản, người đã có 6 năm sinh sống, làm việc tại đây) chia sẻ, khó khăn lớn nhất mà một nhân viên Việt Nam tại Nhật phải đối mặt, là rào cản ngôn ngữ. 90% các doanh nghiệp tại đây sử dụng tiếng Nhật, rất ít công ty dùng tiếng Anh.
“Khi apply một công việc ở Nhật, nếu bạn không biết ngôn ngữ của họ thì phải có năng lực thật đặc biệt” – chị Thủy kết luận.
Theo chị, tiếng Nhật khá khó học, trung bình một người phải học mất từ 1-2 năm mới có thể giao tiếp được cơ bản với người bản xứ.
Bên cạnh đó, chị Thủy cho rằng, xứ Phù Tang là một thị trường lao động khá khó tính với lao động ngoại quốc. “Những năm gần đây, Nhật Bản đã cởi mở nhiều hơn. Còn trước đó, để xin được việc làm tại Nhật quả thực không hề dễ dàng, nhất là với những người không trưởng thành trong môi trường đào tạo của họ”
Còn anh Kiều Đông Duy (SN 1990, Hà Nội), người hiện đang làm nhiệm vụ kết nối giữa chi nhánh Việt Nam với công ty mẹ ở Nhật Bản cũng cho rằng, các ứng viên nên chuẩn bị tinh thần làm việc kỷ luật, đúng tiến độ. Từng qua Nhật học tiến sĩ và hiện tại cứ 1 tháng ở Việt Nam, anh Duy lại có 6 tháng sang Nhật làm việc, với anh, quan trọng là phải chịu được áp lực cao và sẵn sàng làm việc nhiều hơn bản mô tả công việc.
Khi apply vào một công ty, bạn phải xác định yếu tố lâu dài. Người Nhật rất trọng tính trung thành nên ở đây, nhân viên đã từng chuyển việc, lương thường giảm chứ không tăng. “Vì người dân có tính cam kết dài lâu nên bạn cứ đóng góp, cứ cống hiến, đừng vội nhìn vào ngay cái đang có trước mắt. Nếu bạn tận tâm, sẽ hái được quả ngọt” – anh Duy chia sẻ.
Khi đã vượt qua thách thức, lao động có đào tạo Việt Nam tại Nhật Bản sẽ nhận được chế độ đãi ngộ tốt, đặc biệt là các phúc lợi về bảo hiểm, y tế, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn…
Hành trang vun đắp “giấc mơ Nhật Bản”
Để tìm được việc làm tại Nhật Bản hoặc tại các công ty Nhật trên thế giới, chị Thủy khuyên nên theo con đường du học tại Nhật hoặc theo học ở những cơ sở đào tạo có sự liên kết với đối tác Nhật.
Khi đường đến “Giấc mơ Nhật Bản” cho người trẻ không trải toàn hoa hồng
Muốn làm việc ở Nhật, ngoài học tiếng Nhật ra, bạn cần tìm hiểu them về văn hóa đất nước mặt trời mọc.
Người dân đất nước mặt trời mọc tin vào hệ thống đào tạo của nước mình nên khi ứng viên tốt nghiệp trường của Nhật sẽ có lợi thế hơn để xin việc làm tại các công ty nước họ.
“Hơn nữa thời gian đào tạo cũng là lúc sinh viên có cơ hội học tiếng Nhật và tìm hiểu văn hóa đất nước này. “Mình nghĩ cùng với việc trang bị tri thức để trở nhành nhân viên giàu năng lực, 2 yếu tố ngôn ngữ và hiểu về văn hóa là hành trang cơ bản mà bất cứ ai muốn đến Nhật Bản làm việc đều phải có”.
Cùng chung nhận định này, anh Duy tâm sự: “Theo mình, để sang Nhật Bản làm việc thường có một số cách như sau: Một là chọn học các trường ở Việt Nam nhưng có liên kết với đối tác Nhật Bản. Thứ hai là đăng kí học bổng của chính phủ Nhật để sang đó du học, cái này tùy theo học lực của bạn. Thứ ba là sinh viên tự apply các công ty Nhật thông qua các trang web tuyển dụng. Bốn là tham gia vào các trung tâm du học, sau khi tham gia vào trung tâm sẽ có 1 năm học tiếng, kiến thức rồi thi tuyển ĐH của Nhật. Giải pháp này bạn phải đối mặt với chi phí lớn và rủi ro là nếu không thi đỗ, bạn phải bắt đầu lại hoặc tìm giải pháp khác”.
ĐH Việt Nhật đang là lựa chọn hữu hiệu cho những người có ý định chinh phục giấc mơ Nhật Bản.Dù lựa chọn cách thức nào, bạn cũng nên kiên trì bởi được làm việc tại một tổ chức Nhật Bản thực sự là cơ hội đáng thử, là môi trường tốt để rèn luyệ và phát triển bản thân.
Trong khi đó, anh Phạm Tiến Thành (Giảng viên tại ĐH Việt Nhật) tâm sự: “Theo mình, các bạn nên chọn cách học tại trường trong nước được đối tác Nhật Bản bảo trợ, như vậy vừa tiết kiệm chi phí lại có nhiều cơ hội hoàn thành “giấc mơ Nhật Bản”.
Từng sinh sống và làm việc tại Nhật, anh Thành cho rằng, khi tốt nghiệp những ngôi trường như vậy, học viên được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng. “Khi sang Nhật Bản làm việc, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ và bắt nhịp với guồng quay cuộc sống, công việc nhanh hơn”.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản ngày nay rất cởi mở, vấn đề là làm sao, bạn có thể nắm bắt được nó. “Người Nhật có tính trung thành và cam kết, so với các trường khác, học viên tốt nghiệp trường trong nước nhưng do dối tác Nhật Bản hỗ trợ sẽ được ưu tiên rất nhiều về việc trao cơ hội”.
Con đường vươn tới “giấc mơ Nhật Bản” với chi phí 0 đồng
Theo học tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước với chất lượng do đối tác phía Nhật Bản bảo trợ được nhiều người xem là đường đến Nhật hiệu quả. Trường Đại học Việt Nhật -– thành viên thứ 7 của thuộc ĐHQGHN là một lựa chọn.
ĐH Việt Nhật là một trong 3 mô hình trường ĐH xuất sắc của Việt Nam, chất lượng cao, được chính phủ Việt Nam và Nhật Bản trực tiếp hỗ trợ. Ở đây, có mạng lưới đối tác là các đại học hàng đầu Nhật Bản như: ĐH Tokyo, ĐH Osaka, ĐH Tsukuba, ĐH Quốc lập Yokohama, ĐH Ritsumeilan, ĐH Waseda, ĐH Ibaraki.
Năm học 2017 – 2019, ĐH Việt Nhật tuyển sinh thạc sĩ khóa 2 với tổng chỉ tiêu 120 học viên. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cấp nhiều suất học bổng cho học viên khóa 2 của Trường. Với sự hỗ trợ từ nguồn của Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, học viên của ĐH Việt Nhật có cơ hội nhận học bổng học thạc sĩ và thực tập tại Nhật Bản.