Giáo dục là sức mạnh quốc gia Nhật

Nhật Bản – Được biết đến với tên gọi “xứ sở hoa anh đào”, Nhật Bản ngày nay không những là một đất nước nổi tiếng về du lịch mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt về giáo dục quốc tế. Tuy là một đất nước nghèo nàn về tài nguyên nhưng Nhật Bản đã    trở thành một cường quốc về kinh tế nhất là các ngành mũi nhọn về kỹ thuật và sản xuất điện tử, ô tô, công nghệ năng lượng, …

Triết lý và chính sách giáo dục:
Từ thời của Thiên Hoàng (1872 – 1912), Nhật Bản đã "thay da đổi thịt" về mọi mặt đời sống xã hội. Đặc biệt trong giáo dục, với tư tưởng “Tinh thần Nhật Bản – Công nghệ phương Tây” nền giáo dục tại Nhật đã biến đổi sâu sắc và trở thành “quốc gia của trí tuệ”.
Bộ Giáo dục Nhật Bản thành lập vào năm 1871 đã sớm ban hành các chính sách phát triển hệ thống giáo dục trong nước. Với chính sách ‘”Không để một trẻ em nào trong gia đình và không để một gia đình nào trong cộng đồng không được giáo dục”, Nhật Bản hướng đến sự bảo đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn v.v  và trở thành triết lý giáo dục cơ bản ( kokoro) của nước Nhật.
Ngày nay, Nhật Bản đã bước vào giai đoạn đại chúng hóa giáo dục đại học với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học bậc cao vào các trường cao đẳng/đại học khoảng 60% (2007).
 
Hệ thống giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở:
 
Bậc tiểu học và trung học là giáo dục bắt buộc nên những gia đình có con em mang quốc tịch Nhật bản, đủ tuổi đi học sẽ nhận được thông báo từ cơ quan Nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống và tiến hành các thủ tục như khám sức khỏe…. để chuẩn bị cho việc nhập học.
Tuy nhiên, đối với người nước ngoài do không phải là giáo dục bắt buộc nên hình thức thông báo nhập học cũng không giống với người Nhật. Nếu muốn theo học các trường quốc lập thì cần phải có đơn xin nhập học. Đơn xin nhập học sau khi nộp sẽ được thông báo lại sớm trước khi nhập học và đối tượng xin học phải tiến hành các thủ tục đăng kí như là giấy chứng nhận đăng kí của người nước ngoài (của con em mình), giấy thông báo nhập học và mang đến trụ sở hành chính của thành phố, quận, huyện sở tại.
Với trường hợp nhập học tại trường do tỉnh lập thì không mất học phí nhưng phải mất tiền ăn. Hầu hết khi học trong các trường tiểu học và trung học cơ sở Quốc lập thì có thể học đại học mà không cần thi tuyển đầu vào.
 
Hệ thống giáo dục bậc Trung học phổ thông và Cao đẳng, Đại học:
 
Sau khi tốt nghiệp THCS, HS sẽ học tiếp lên cấp 3 (THPT) hay trường Trung học chuyên nghiệp (trường nghề).
Bậc THPT phải hoàn tất trong 3 năm, đối với hình thức học bán thời gian hay học từ xa phải mất trên 3 năm.
Sau đây là một vài hình thức học:
+ Phổ thông trung học
+ Trung học dạy các kĩ năng chuyên môn để đi làm: Trung học Nông nghiệp, Trung học Công nghiệp, Trung học Thương mại, …
+ Trung học chuyên nghiệp (trung cấp dạy nghề) kéo dài trong 5 năm học chuyên sâu hơn về chuyên môn. Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đi làm ngay hoặc liên thông lên Đại học. Các chuyên ngành thường đào tạo: công nghiệp, ngành thương thuyền, điện từ, hàng hải. Tuy nhiên ở Tokyo không có chuyên ngành thương thuyền và ngành điện từ.
+ Trung học bán thời gian và trung học đào tạo từ xa sau khi tốt nghiệp vẫn đủ tư cách dự thi vào CĐ hay ĐH. Dù chưa tốt nghiệp nhưng nếu tham dự kỳ thi xác nhận trình độ phổ thông trung học thì vẫn đủ tư cách dự thi CĐ, ĐH
+ Trường Cao đẳng đào tạo trong 2 năm còn Đại học là 4 năm. Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp nghề thì có thể liên thông lên ĐH trong 3 năm.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ĐH có thể học lên Cao học trong vòng 2 năm (bậc Thạc sỹ) để nâng cao trình độ chuyên môn.
nguồn: Tư vấn du học Nhật Bản