Có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam khi sang Nhật Bản đã cảm thấy choáng ngợp với những khó khăn khi đi du học. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản thì phải 3 tháng sau khi qua Nhật thì các bạn du học sinh mới được đi làm thêm. . Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương chỉ có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ cùng giờ làm thêm hạn chế đã quật ngã được những tân du học sinh này. Trong những phút yếu lòng, họ đã quyết định trở thành những du học sinh bỏ trốn để đi làm thêm kiếm tiền.
Khi du học sinh bỏ trốn ra ngoài, bạn sẽ có được tài chính nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ mất nhiều hơn được. Khi nghỉ học có lẽ bạn sẽ được tự do hơn, không phải lo đóng tiền học phí và nếu may mắn hơn bạn sẽ có một khoản tiền gửi về cho gia đình tại Việt Nam.
Nhưng đó chỉ là cái mặt hào nhoáng, lợi ích nhỏ bé ẩn chứa sau đó những mối nguy ảnh hưởng tới chính bạn, gia đình hoặc cả những công ty tư vấn du học (Nếu bạn đi theo trung tâm) nữa. Bởi nếu bạn chọn con đường trốn ra ngoài đi làm thì bạn đã khởi đầu cho cuộc sống bất hợp pháp của bạn trên đất nước Nhật đó.
Nhiều bạn lựa chọn bỏ trốn để làm thêm
Tệ nạn “lưu trú bất hợp pháp” của nhiều người nước ngoài trong thời gian qua đã làm cho an ninh của Nhật Bản nhiễu nhương. Chính vì vậy chính phủ Nhật đã ra lệnh cấm các chủ hộ gia đình không được cho người “lưu trú bất hợp pháp” thuê phòng, các công ty không được tuyển dụng người “lưu trú bất hợp pháp” vào làm việc nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nặng. Do đó bạn phải sống chui sống lủi, làm thế nào cũng lén lút. Thuê nhà thì không ai bảo lãnh, đi làm thì không ai dám nhận. Làm chui thì lương thấp mà cực khổ. Họ muốn thì có thể đuổi việc vì không có hợp đồng, chẳng có người bảo lãnh, không có bảo hiểm, họ không trả lương thì bản thân bạn cũng chẳng dám kiện. Bạn sẽ phải trôi dạt đến những vùng nông thôn của Nhật để tá túc, sinh sống. Một vấn đề nữa là những bạn nghỉ học đi làm mà chẳng may bị tai nạn thì cũng không có bảo hiểm cũng như chẳng có ai lo. Đã có trường hợp có bạn phải mất nơi đất khách quê người, chẳng có người nhà. Du học Còn tương lai màu hồng hay không thì cái đó không thể biết được nhưng sự thật bỏ trốn thì tình cảnh sống lưu lạc nó phải là như vậy.
Những bữa cơm chan đầy nước mắt của du học sinh bỏ trốn
Chưa dừng lại ở đó, nếu Du học sinh bỏ trốn lại dính lứu vào những hành vi khác như : làm môi giới, sử dụng giấy tờ giả, hay những tội ngoài tội xuất nhập cảnh thì sẽ bị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc Viện Kiểm Sát truy tố và bị xử lý hình sự . Nếu số bạn đen đủi trong trường hợp bạn bị trục xuất về nước là do bị bộ phận điều tra của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh phát hiện và làm thủ tục cưỡng bức về nước thì bạn phải tự chịu toàn bộ chi phí về nước. Đương nhiên bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen, và bị cấm đến Nhật trong vòng 5 năm kể từ lúc đó. Tuỳ theo mức độ phạm tội và lý lịch của bạn trong quá trình “lưu trú bất hợp pháp” như thế nào mà người ta sẽ quyết định phạt tù có lao động hoặc không có lao động dưới 3 năm hoặc không phạt tù hoặc phạt tiền dưới 3.000.000 Yên. Không những thế, trong thời gian bạn bị án phạt mà còn có những hành vi phạm pháp tiếp diễn thì bạn sẽ phải ở đó cải tạo không có thời hạn cụ thể.
Lao động lưu trú bất hợp pháp tại Nhật sẽ bị cảnh sát giam giữ .
Trở lại vấn đề trên, nếu bạn nghỉ học ở trường luôn mà cũng không đi làm, sống nay đây mai đó không cố định một chỗ nhưng mà vẫn còn thời gian lưu trú. Bạn cứ sống như vậy cho đến khi hết hạn lưu trú vẫn sẽ không bị kết tội vi phạm luật xuất nhập cảnh đâu. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể được rong chơi như vậy được lâu vì nếu nhà trường, công ty báo cáo với Cục Xuất Nhập Cảnh xác nhận là bạn nghỉ học, không thực tập, không tu nghiệp trong vòng 3 tháng trở lên thì tư cách lưu trú của bạn sẽ mất hiệu lực dù thời hạn visa còn, và bạn phải rời khỏi Nhật Bản.
Suy cho cùng, bạn đừng nên quy chụp số phận của người ta cũng giống mình. Nếu đã giống nhau thì chẳng phải là cuộc đời. Nói là không tin vào số phận cũng không đúng, mà tin quá lại trở nên mù quáng ảo tưởng.
Tôi chỉ khuyên bạn ở trong cuộc đời nếu có khó khăn gì thì hãy đứng ở khía cạnh bản thân mình để giải quyết chứ không phải để số phận giải quyết giùm. Việc các bạn du học sinh, tu nghiệp sinh, thực tập sinh bỏ trốn thực sự về tình thì cũng phải thông cảm cho mấy bạn, nhưng về luật thì chẳng dung tha. Hậu quả không chỉ riêng cá nhân bạn, gia đình bạn mà cả bọn mình những người đang háo hức, khát khao chinh phục ngọn núi Phú Sĩ đều lãnh chịu. Chính phủ sẽ thắt chặt hơn về an ninh, thậm chí đóng cửa vài năm nếu tình hình trong nước rối loạn mất tầm kiểm soát.